HỌC VĂN HỌC BẰNG SỰ SÁNG TẠO
Từ nhiều năm học qua, Trường THPT số 2  Bảo Thắng đã có nhiều đổi mới trong dạy và học. Không chỉ chờ đến tiết ngoại khóa, phương pháp dạy và học môn Ngữ Văn bằng sự trải nghiệm qua các nhân vật được giáo viên thực hiện ở từng tiết học chính khóa hằng ngày. Qua đó, tạo cho học sinh sự hứng thú, khơi dậy cảm xúc, nhận thức sâu sắc hơn với môn học.

 Dạy Văn, học Văn là cả một vấn đề đối với các nhà trường hiện nay bởi trên thực tế trước tác động của nền kinh tế thị trường, thế hệ trẻ đang dần mất đi hứng thú khi học văn và không còn hào hứng, nhiệt huyết như trước kia. Chính vì vậy, để giúp các bạn học sinh có thêm động lực và yêu thích bộ môn Ngữ Văn hơn thì thay đổi cách dạy, học và áp dụng công nghệ đưa văn học ra thực tế chính là cách là hiệu quả nhất trong xã hội  hiện nay.

       Đi ngược lại dòng lịch sử một chút, thì ta có thể thấy được văn học Việt Nam đã từng phát triển mạnh mẽ và hào hùng như thế nào. Khi đó họ lấy văn chương làm chuẩn mực của học tập, sang tác thơ ca làm niềm vui, viết văn là đỗi thường ngày, và có rất nhiều tác phẩm đã đi vào lịch sử, vào kí ức của thế hệ học sinh hiện nay. Và tôi cũng là một người may mắn khi cảm thụ được phần nào đó của văn học Việt Nam, nhưng khi nhìn vào thực tại hiện nay ta có thể cảm nhận rõ được văn chương đã không còn mang lại hứng thú cho giới trẻ như trước nữa.

     Hầu hết các bạn đều tập trung vào các môn học tự nhiên như Toán, Lí, Hóa, Sinh, vì nó liên quan tới việc lựa chọn ngành nghề liên quan tới cuộc sống sau này. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có lẽ là do phần nào mang yếu tố thời đại, xu hướng hiện đại hóa toàn cầu và một phần đâu đó cách giảng dạy vẫn còn mang đậm phong cách truyền thống “Cô giảng, trò ghi” đã làm giảm nhiệt huyết học tập theo thời gian.

    Chính vì vậy, đổi mới phong cách dạy học, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và đưa văn học ra thực tế chính là cách để nối lại tình yêu văn học trong các bạn học sinh. Theo như tôi được biết thì đưa văn học vào thực tế dưới hình thức ca, múa, hát, đóng kịch, đóng phim  ..là vô cùng cần thiết và bổ ích. Đây chính là hương pháp hoàn hảo cho sự phát triển  năng lực sáng tạo của các bạn học sinh, giúp các bạn tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân và cũng là cách tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trò tự chủ trong việc học, không bị giới hạn, bó buộc bởi những nội dung trong bài giảng của thầy cô.

    Để  giờ học Ngữ văn không còn bị nhàm chán và tạo được hứng thú cho các bạn  trong giờ học thì nhiều tiết học văn của lớp 12a1 hiện nay đã chuyển thể một tác phẩm văn học thành những bản đồ tư duy;  một vở kịch,  hay đóng phim… trong lớp sẽ được chia thành các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm các thành viên tự phân công nhau chịu trách nhiệm những công việc cụ thể của nhóm mình. Người thì chịu trách nhiệm tìm hiểu chung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả, về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Người thì  có nhiệm vụ dàn dựng tiểu phẩm. Đạo cụ chuẩn bị trang phục, phông màn, trang trí…cho đoạn, bộ phim của nhóm.  Sau khi hoàn thành  các nhóm sẽ chiếu phim mình đã làm  cả lớp cùng xem. Ban giám khảo đã được bầu ra sẽ  đánh giá , nhận xét cho điểm...  Phương pháp này áp dụng rất thành công cho một số tiết học về thực hành phân tích các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại, đặc biệt là các tác phẩm văn xuôi tự sự.…Việc vận dụng phương pháp này giúp các bạn học sinh tiếp cận với tác phẩm một cách say mê, chủ động, thấu đáo. Tác phẩm văn học không còn là những văn bản khô khan trên trang giấy mà đã thực sự trở thành những “cơ thể sống”. Học sinh thu nhận được một lượng thông tin phong phú, bổ ích về tác phẩm.  Giáo viên chỉ là người định hướng tổ chức, không còn truyền giảng một cách áp đặt những suy nghĩ chủ quan của mình.

Các bạn học sinh lớp 12A1 – chuyển thể tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” thành phim.

   ( Triệu Yến - trong vai Mị;  Nam Hà -  trong vai A Sử;  Đức Công -  trong vai A Phủ, 

Quang Huy - vai Bố Mị,  Quốc Việt - vai Thống lí Pá Tra…)

 Bạn Triệu Thị Yến , lớp 12A1 chia sẻ, điều thú vị với em khi học văn học với phương pháp này là được biến mình thành Mị để hòa mình vào nhân vật trong hoàn cảnh, tình huống nhất định. Chúng em có dịp được vào vai các nhân vật trong các tác phẩm nổi tiếng trong văn học: Chí Phèo, Thị Nở; Mị, ... nên em có thể hiểu được cảm xúc của các nhân vật và thực sự cảm thấy rất thú vị. Năm học trước, em là đạo diễn của đoạn phim trong tác phẩm “ Chí  Phèo – Nam Cao ” và giành kết quả cao trong môn Ngữ Văn với vai Thị Nở.

Bạn Triệu Yến  -  Vai Mị

        Bạn Nam Hà, lớp 12A1 chia sẻ, mỗi giờ học Văn của lớp em rất sôi nổi. Kho tàng văn học của Việt Nam và thế giới thật phong phú. Khi được trải nghiệm thành các nhân vật trong các tác phẩm văn học, em đã tự mình rút ra kinh nghiệm, bài học sâu sắc cho bản thân để trưởng thành hơn, hoàn thiện bản thân mình hơn. Bởi khi được hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm văn học, chúng em tự phân tích, đánh giá, suy nghĩ về tâm lý nhân vật, bối cảnh, diễn biến câu chuyện, qua đó cảm nhận sâu sắc về tác phẩm văn học nói chung và từng nhân vật nói riêng”. Đặc biệt em rất hợp với vai các nhân vật phản diện. Năm ngoái em cũng đã rất thành công với vai diễn Chí Phèo.

Nam Hà  – Vai A Sử

        Thực tế cho thấy, quá trình nhập vai vào nhân vật, chúng em cũng gặp không ít khó khăn, đôi khi còn có sự mâu thuẫn giữa tính cách của học sinh với tính cách của nhân vật; điều này thường làm cho chúng em không hiểu hết được đặc điểm của nhân vật. Khi đó, chúng em sẽ trao đổi, thảo luận với cô giáo bộ môn. Sau khi được cô giáo định hướng, chúng em sẽ  tổ chức thực hiện trên cơ sở thực tế của lớp, chọn cách làm phù hợp, tránh lãng phí thời gian, công sức, chi phí. Tổ chức các buổi học từ  tác phẩm văn học sang điện ảnh  cũng được thực hiện có chọn lọc, tránh làm theo phong trào, dàn trải.

Đức Công  Vai A Phủ - Triệu Yến – Mị.

                                                   (Cảnh A Phủ bị trói đứng)

     Quá trình này cũng giúp chúng em hiểu rõ hơn về nhân vật của mình tái hiện, đây cũng là một lần khắc sâu kiến thức rất hiệu quả. Cùng với đó, cách học “chuyển thể tác phẩm văn học thành phim”  cũng làm tăng tính đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Chúng em biết tự phân công nhiệm vụ, có trách nhiệm với mỗi phần việc được giao; từ đó hình thành thói quen làm việc theo nhóm.

     Với cách học này không chỉ giúp học sinh chủ động tiếp cận văn bản, thâm nhập vào thế giới của tác phẩm văn học để cảm nhận về các nhân vật và chi tiết trong tác phẩm sau đó tái hiện trên màn ảnh mà còn Phát huy được tính sáng tạo và phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, cách học “ chuyển thể tác phẩm văn học thành phim” trong giờ học văn trong nhà trường đang thu được những kết quả tích cực. Nếu được nghiên cứu, nhân rộng, đây sẽ là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. Đồng thời góp phần bồi dưỡng nhân cách thế hệ trẻ, hướng các bạn học sinh đến những giá trị chân thiện mỹ.

Kích chuột phải vào open hyperlink để xem video hoặc truy cập vào link bên dưới.

                        Link: https://www.youtube.com/watch?v=hnMZ2sKrLr0

 

         Phim - Vợ Chồng A Phủ- Tô Hoài  ( do các thành viên nhóm 4 lớp 12A1 đóng )

 

                                                                                              Nam Hà – Lớp 12A1

                                                                                      Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image